Nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, làng nghề (Bài 2)

Nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, làng nghề (Bài 2)

Bài 2: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm

Dự án hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ giai đoạn 2021 – 2025 (viết tắt là Dự án nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ) được phê duyệt với kinh phí thực hiện hơn 9,3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Dự án được triển khai sẽ tạo động lực cho sản xuất, đồng thời, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm cho nông sản và sản phẩm OCOP, làng nghề trên địa bàn tỉnh. 

Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 4,5-5 triệu con gia cầm được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP


Theo kế hoạch, Dự án nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ xác định các đối tượng, sản phẩm hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện và kết nối kênh tiêu thụ với hệ thống bán lẻ giai đoạn 2022-2025 gồm 3 nhóm chính: Nhóm các nông sản đặc sản, chủ lực; nhóm sản phẩm OCOP; nhóm các sản phẩm làng nghề được công nhận. Các nội dung hỗ trợ nhận diện và kết nối tiêu thụ gồm: Hỗ trợ thiết kế lo go, biểu tượng (nếu cần); kế thừa và thiết kế đa dạng kiểu dáng bao bì sản phẩm. Thiết kế in ấn các ấn phẩm, tờ rơi, cataloge, cẩm lang sản phẩm, video clip, bộ quảng bá, truyền thông (mũ, áo, cờ, băng rôn, khẩu hiệu...) chung của tỉnh và từng đơn vị, chủ thể, sản phẩm được lựa chọn. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thiết lập mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm. Tạo mã QR Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên bao bì sản phẩm, kết nối website, zalo, facebook. Hỗ trợ thiết kế, xây dựng các website quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến cho từng đơn vị, chủ thể. Hỗ trợ tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm, các hội nghị, hội thảo giới thiệu, xúc tiến đầu tư, kết nối cung - cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm và các sự kiện khác bên lề hội chợ, triển lãm do tỉnh, các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức. Hỗ trợ các hoạt động đào tạo tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo tư vấn... về nhận diện sản phẩm, kết nối các kênh tiêu thụ sản phẩm với hệ thống bán lẻ, hệ thống siêu thị, thị trường trong nước, ngoài nước. Hỗ trợ các hoạt động quảng bá, truyền thông trực tiếp, trực tuyến. 
Điều kiện để các tổ chức, chủ thể, sản phẩm được hỗ trợ gồm: Các sản phẩm nông sản đặc sản, chủ lực, thế mạnh; chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP, cơ sở làng nghề sản xuất phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP), chứng nhận OCOP, các chứng nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền. 


    Thực hiện kết nối các chuỗi liên kết nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề với cộng đồng các nhà bán lẻ hiện đại, thời gian tới, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh tập trung rà soát, cung cấp danh sách đơn vị, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các cơ sở OCOP, các làng nghề của tỉnh, thông tin tới doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm để kết nối, hợp tác. Đồng thời, cung cấp thông tin về doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi phân phối, chế biến, xuất khẩu cho các địa phương sản xuất hàng nông sản bảo đảm chất lượng để các tập thể, cá nhân hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ. Bên cạnh đó, thông qua các triển lãm, hội chợ, hội nghị xúc tiến thương mại, ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai nhiều chương trình cho các nhà sản xuất, nhà phân phối gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết hợp đồng tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. 
Dự án nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ được thực hiện sẽ mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế, môi trường, xã hội. Về hiệu quả kinh tế, thông qua các chuỗi liên kết nông sản có nhận diện với hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại không chỉ nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp mà còn từng bước hình thành tư duy sản xuất hiện đại, mang tính thị trường cho người dân.
Về hiệu quả xã hội, tạo ra các sản phẩm nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân; hình thành chuỗi sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm khép kín từ trang trại đến bàn ăn; tạo nguồn nguyên liệu an toàn phục vụ  các cơ sở chế biến thực phẩm. Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn hữu cơ vào sản xuất nông nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm như: Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm; tạo lập một ngành nông nghiệp bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và bảo đảm lợi ích xã hội; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý); góp phần thay đổi thói quen, suy nghĩ của người sản xuất, kinh doanh về sản xuất bền vững.

Đến năm 2025, vải chín sớm Phù Cừ có 5.400-7.200 tấn được sử dụng mã số, mã vạch, có hệ thống truy xuất nguồn gốc


Dự án còn có những hiệu quả về môi trường như: Đối với cây trồng sẽ hạn chế việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; chăn nuôi không sử thuốc kháng sinh, không sử dụng hormone tăng trưởng nhằm tạo nên sản phẩm chất lượng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Tác giả bài viết: Báo Hưng Yên

Nguồn tin: Nguyễn Anh Tuấn (cập nhập)

Đừng bỏ lỡ

LIÊN KẾT WEBSITE

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

BẢN ĐỒ HƯNG YÊN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 2959

Tổng lượt truy cập : 4960992

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI HƯNG YÊN

Địa chỉ: Số 01 Đường Nguyễn Lương Bằng - P. Hiến Nam - TP. Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

Số điện thoại: 02213.3512388/ 02213.3511068