Thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã chú trọng xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phần nông nghiệp trên thị trường. Các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả. Công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai quyết liệt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân vùng nông thôn.
Để đạt được kết quả đó, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội đã kịp thời cụ thể hóa các mục tiêu và giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được xác định trong Nghị quyết của cấp ủy về phát triển KTXH hằng năm để tổ chức thực hiện. Công tác xây dựng lực lượng nòng cốt trong các phong trào quần chúng được chú trọng, phát hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, việc cổ vũ, động viên cũng được thực hiện kịp thời, góp phần đẩy mạnh các phong trào ở cơ sở như: Phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”… Do vậy, đến năm 2023, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 68 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1, 93%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 2,01%. Công tác y tế được tăng cường, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân cư nông thôn từng bức được nâng cao, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,2%. Hệ thống trường, lớp được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học; đời sống văn hóa được quan tâm, các di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo, các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển.
Để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Theo đó: từ năm 2022 đến tháng 6/2023, toàn tỉnh đã chuyển đổi 1.200 ha trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao; các đề án, dự án, cơ chế hỗ trợ chính sách nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa giá trị thu được trên 1 ha canh tác năm 2023 dự kiến đạt 240 triệu đồng/ha. Lĩnh vực chăn nuôi chuyển biến rõ nét theo hướng chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, chất lượng đàn giống vật nuôi được nâng cao, góp phần đưa tỷ lệ đản bò lai 3 máu đạt 40-45%, tỷ lệ nạc hóa đàn lợn đạt 100%, tỷ lệ đàn gà lồng màu trên 90%. Diện tích nuôi thủy sản đạt 5.239ha với năng suất đạt gần 8 tấn/ha/1 chu kỳ nuôi.
Thực hiện phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, tỉnh đã tích hợp nội dung quy hoạch, định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh đã có các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển làng nghề, phát triển công nghiệp nông thôn tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 4.000 cơ sở chuyên chế biến các sản phẩm nông nghiệp, 61 làng nghề, 374 hơp tác xã nông nghiệp, 416 tổ hợp tác nông nghiệp, 743 mô hình kinh tế trang trại… với hơn 199 sản phẩm OCOP được công nhận, 128 mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản hoạt động có hiệu quả.
Về xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa, tỉnh đã lồng ghép, bố trí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới. Đến tháng 11/2023, toàn tỉnh hiện có 93 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 22 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Phong trào xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, thông minh được các xã, huyện đẩy mạnh thực hiện hiệu quả.
Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn đã được chú trọng thực hiện. Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã có trên 55.000 lao động nông thôn được đào tạo. Trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; thường xuyên rà soát, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, sạt lở đất tại từng địa phương, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp mô hình kinh tế tập thể thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai, lồng ghép nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Việc Hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học – công nghệ thường xuyên được tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các chính sách quy định mới của nhà nước và tỉnh; hỗ trợ các tổ chức, đơn vị cá nhân kết nối trao đổi khai thác thông tin xúc tiến thương mại.
Sau 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết khai Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đi vào cuộc sống, nhận thức của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng được nâng lên; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, cảnh quan, môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện; kinh tế nông nghiệp không ngừng phát triển, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả cao; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn ổn định.
Tác giả bài viết: Văn phòng điều phối NTM tỉnh
Nguồn tin: Nguyễn Phạm Hạnh Dung (đưa tin bài + ảnh)
VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI HƯNG YÊN
Địa chỉ: Số 01 Đường Nguyễn Lương Bằng - P. Hiến Nam - TP. Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại: 02213.3512388/ 02213.3511068