Mở hướng phát triển kinh tế từ trồng dâu tây

Mở hướng phát triển kinh tế từ trồng dâu tây

Sau 3 năm làm việc tại Nhật Bản, đầu năm 2022, anh Lê Thế Mão, thôn Hồng Thái, xã Đông Kết (Khoái Châu) đầu tư nhà màng, quạt thông gió, hệ thống tưới nhỏ giọt trên diện tích 360m2 để trồng dâu tây. Anh Mão chia sẻ: Thời gian làm việc ở Nhật Bản, tôi được đi tham quan, tìm hiểu phương pháp trồng dâu tây. Do đó, ngay khi về nước, tôi đã bàn với gia đình đầu tư trồng dâu tây, mở hướng phát triển kinh tế cho gia đình. Để có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, tôi đã đi tham quan nhiều mô hình trồng dâu tây trên cả nước để học hỏi kỹ thuật xử lý giá thể, cách phòng, tránh một số bệnh thường gặp trên dâu tây.

 

Vườn dâu tây của gia đình anh Lê Thế Mão xã Đông Kết (Khoái Châu)


Cây dâu tây phù hợp với thời tiết ôn đới, nhiệt độ thích hợp dao động từ 19 đến 250C. Do đó, cuối tháng 9 dương lịch, khi tiết trời mát mẻ, anh Mão xuống giống gieo trồng dâu tây, đến cuối tháng 10 dương lịch, dâu tây ra hoa. Thời gian từ khi cây ra hoa đến thu hoạch kéo dài khoảng 1 tháng. Theo anh Mão, dâu tây thường gặp một số bệnh phổ biến như: Nấm rễ, nhện đỏ, nấm trắng… nên người trồng cần chú ý theo dõi để xử lý kịp thời. Hiện nay, vườn dâu tây của gia đình anh có 6 giống dâu tây có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc… với tổng số 4,5 nghìn cây, được trồng trên các khung sắt, xếp tầng. Quá trình sinh trưởng cho thấy, các giống dâu tây của Hàn Quốc phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, chất lượng quả đồng đều, kháng chịu sâu bệnh. 

Là cây trồng mới nên vườn dâu tây của gia đình anh Mão thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh, trải nghiệm quá trình thu hoạch dâu tây. Hiện nay, dâu tây được bán tại vườn với giá 300 nghìn đồng/kg loại 1, loại 2 có giá 250 nghìn đồng/kg. Ưu điểm của dâu tây trồng trong nhà màng, trên các khung sắt là sạch, có thể thưởng thức tại vườn, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh, gia tăng mật độ trồng trên cùng 1 đơn vị diện tích.

Anh Mão cho biết thêm: Vụ dâu tây chỉ kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Khi năng suất quả ổn định sẽ cho sản lượng khoảng 1,2 tấn quả/sào/vụ. Thời gian tới, tôi có kế hoạch sản xuất siro dâu tây để đa dạng sản phẩm từ dâu tây. Cùng với đó, tiến hành trồng dưa lưới sau khi kết thúc vụ dâu tây để tận dụng khu vực nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt giúp nâng cao hiệu quả kinh tế; xây dựng phương án mở rộng sản xuất để phát triển dịch vụ du lịch trải nghiệm.

Tác giả bài viết: Báo Hưng Yên

Nguồn tin: Lương Thị Thu Phương (cập nhật)

Đừng bỏ lỡ

LIÊN KẾT WEBSITE

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

BẢN ĐỒ HƯNG YÊN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 2959

Tổng lượt truy cập : 4960992

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI HƯNG YÊN

Địa chỉ: Số 01 Đường Nguyễn Lương Bằng - P. Hiến Nam - TP. Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

Số điện thoại: 02213.3512388/ 02213.3511068